Góc nhìn chủ nghĩa xã hội về nhóm chạy chỉ tiêu

Nhân viên bán hàng của các công ty thường được áp đặt chỉ tiêu (KPI). Khi các công ty, tập đoàn đặt việc tối đa hoá lợi nhuận lên hàng đầu, họ sẽ thấy việc trả lương là đã đủ để nhân viên phải cống hiến cho mình, và áp đặt các chỉ tiêu (KPI) hằng tháng, và dùng hoa hồng để tạo động lực. Bởi vì, Việc khai thác điểm yếu của con người đem lại lợi nhuận, nên các nhân viên bán hàng được đào tạo với các tình huống khác nhau để gỡ bỏ sự từ chối. Nên để kiếm được đồng tiền, họ không còn cách nào khác là từ bỏ vai trò là người nâng đỡ suy nghĩ lý tính của khách hàng nữa, mà chỉ còn giao diện giọng nói của một cái máy hơn là một con người thật. Và họ phải xem điều mình làm là giọt mồ hôi quý giá, là ý nghĩa của việc lao động. Để kiếm được đồng tiền, người bán hàng phải ráng chen vào chỗ đã có người đáp ứng nhu cầu rồi. Phải cạnh tranh với những người giống mình. Các từ "khách hàng", "chăm sóc", "tư vấn", "quà tặng" vốn không có nghĩa là phải chấp nhận điều kiện của mình mới được nhận, nhưng thực chất lại được dùng như vậy trong quá trình bán hàng

Những cách như tạo thêm sự hấp dẫn cho công việc bán hàng chỉ là sự thoả hiệp với sự cấp bách, chứ không đả động gì tới lý do chính yếu. Tốt hơn là khiến cho các công việc có tác động tích cực tới xã hội (VD: nâng cao nhận thức người yếu thế) kiếm được nhiều tiền hơn, hoặc khiến cho các công ty chuyển đổi sang mô hình không áp chỉ tiêu, hoặc đáp ứng các nhu cầu của họ. Tốt hơn nữa là làm cho người bán có tiếng nói về cách họ sản xuất, những gì họ sản xuất và lợi nhuận mà họ tạo ra được sử dụng như thế nào. Đi một hồi thì sẽ thành chống chủ nghĩa tư bản, tham gia các phong trào chủ nghĩa xã hội.

Điều đó có nghĩa là nhóm chạy chỉ tiêu cho nhân sự này là tiền thân của một công đoàn.

Những người đến với nhóm này đa phần không có nhiều đầu óc để bàn chuyện thế sự. Đồng ý là còn rất nhiều người đang bị từ chối những nhu cầu cơ bản hơn hơn những người ở đây, nhưng nhóm cần đáp ứng theo nhu cầu và trình độ hiểu biết của những người tham gia vào việc xây dựng nó trước. Đó là những người ở đô thị Việt Nam, đa phần làm trong ngành tài chính và đang mang nợ. Một số thì không nhận thức được về sự bóc lột, số khác thì hiểu về nó nhưng bị nó trói buộc. Điều này có nghĩa là nhóm này không đặt mục tiêu vững chắc lý luận cho lắm (nhưng nếu tiện thì không vấn đề gì).

Công ty có thể muốn chạy ảo, nhưng không muốn nhà đầu tư thấy mình chạy ảo
Vấn đề đạo đức khi làm ảo
Xem thêm:: Công việc vô nghĩa, tổ chức vô lý

những hòn đảo xã hội chủ nghĩa trong một biển lớn chủ nghĩa tư bản